Truy cập nội dung luôn

=============Chi tiết tin

Hưởng ứng ngày Thế giới phòng, chống bệnh ung thư 4-2
08/02/2023

 

1. Ung thư (K)

Ung thư (K) là sự tăng trưởng quá mức và sự lan tràn không kiểm soát được của các tế bào không bình thường trong cơ thể.

 2. Ung thư tại Việt Nam Hiện nay

Ung thư gây tử vong nhiều nhất tại nước ta sau bệnh tim mạch, đột quỵ Trong 2 thập kỷ gần đây, tỉ lệ mắc ung thư tại Việt Nam tăng khá nhanh. Năm 2000, Việt Nam có 68.000 cas mắc mới, nhưng đến 2010 đã tăng lên 126.000 cas; Năm 2018, Việt Nam Số cas mắc mới 165.000 năm, hạng thứ 99/185 quốc gia. Tỷ lệ tử vong 70%, 115.000 cas/năm xếp vị trí 99/185 quốc gia, xếp 19 châu Á và thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á.

3. Các yếu tố nguy cơ mác bệnh Ung thư

Tuổi càng cao, tỉ lệ mắc ung thư càng lớn, đa phần ung thư xuất hiện ở người ngoài 50 tuổi khi các yếu tố nguy cơ đủ thời gian tích luỹ để hình thành phát sinh bệnh, tuy nhiên nhiều năm gần đây, ung thư có xu hướng trẻ hoá, nhiều trường hợp ung thư dưới 40 tuổi.

Ở xã hội càng phát triển, tuổi thọ càng cao thì tỉ lệ mắc ung thư càng lớn, do liên quan đến mức độ và lối sống công nghiệp hoá. Trong các nguyên nhân gây ung thư, ăn uống và môi trường chiếm tới 80% nguyên nhân như dùng thuốc lá, rượu, bức xạ ion hoá, tia cực tím…nhiễm vi khuẩn HP, HPV, virus viêm gan B…“Nếu loại bỏ, tránh hoặc giảm tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư trên, có thể phòng được 1/3 bệnh ung thư”. Phát hiện càng sớm Ung thư thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao, chi phí thấp. Ngược lại phát hiện muộn, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn.

 Để nâng tỷ lệ phát hiện bệnh sớm, cần sàng lọc một số bệnh Ung thư thường gặp. Các bệnh Ung thư hiện nay có thể tầm soát, phát hiện sớm gồm: Ung thư cổ tử cung, Ung thư vú, Ung thư tuyến tiền liệt, Ung thư đại trực tràng.

4. Lối sống (thói quen) làm giảm nguy cơ Ung thư

- Không sử dụng bất kỳ sản phẩm thuốc lá nào

 - Không hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bia

- Tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần

- Duy trì cân nặng hợp lý (BMI= 18.5- 23).

- Ăn uống hợp lý: hạn chế dùng thực phẩm công nghiệp và thực phẩm bảo quản dài ngày; Hạn chế tối đa việc làm chín thực phẩm trực tiếp trên lửa (nướng, quay, xông khói…). Loại bỏ các thực phẩm đã bị hư hỏng ôi thiu, ẩm mốc, hoặc bất kì dấu hiệu cảm quan khác biệt nào (màu sắc, mùi, vị…); Loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm đã bị cháy khét. Ưu tiên sử dụng các thực phẩm tươi; Chế biến thực phẩm bằng phương pháp đơn giản, nhanh, và với nhiệt độ thấp như hấp, luộc, xào nhanh… Ăn nhiều rau, trái cây, củ, quả, ngũ cốc,…

- Sinh hoạt tình dục lành mạnh, tiêm vắc xin phòng virus gây u nhú ở nữ (HPV); tiêm ngừa viên gan siêu vi B; điều trị nhiễm trùng HP dạ dày nếu có.

Nếu gặp các vấn đề về sức khỏe hãy đến cơ sơ y tế để được tư vấn, thăm khám, phát hiện kịp thời bệnh Ung thư./.

CN. Lê Thị Yến Như – Khoa KSBT.

Trích nguồn: Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Tiền Giang, Tài liệu tuyên truyền chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, ngày 01/2/2023.