Truy cập nội dung luôn

=============Chi tiết tin

Nguyên nhân gây tê bì chân tay
18/02/2021

 

1.Tê bì chân tay là bệnh gì?

Tình trạng này là phản ứng bình thường của cơ thể, hiện tượng này xảy ra do các chi không được cung cấp đủ máu. Tê bì chân tay là biểu hiện của nhiều bệnh lý dưới đây:

-   Nguyên nhân thoái hóa cột sống: đây là một trong những nguyên nhân thường thấy của hiện tượng tê bì vùng chân tay. Thường xảy ra vào ban đêm, hoặc khi thời tiết thay đổi. Thoái hóa cột sống khiến cho các khớp sụn bị mài mòn, hình thành nên các gai xương, chèn ép lên các rễ thần kinh, gây nên tê bì ở vùng cổ rồi lan ra bả vai và xuống cánh tay.

-    Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm: Xảy ra khi nhân nhầy trong đĩa đệm thoát ra ngoài, tác động vào các rễ thần kinh xung quanh dẫn đến các cơn tê bì chân tay ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

-  Thoái hóa khớp: sự tổn thương ở các khớp như khớp tay, khớp chân,... cũng khiến cho các sụn khớp không được nuôi dưỡng, dẫn đến tình trạng tê bì cánh tay, chân.

-  Viêm đa khớp dạng thấp: các khớp chân, khớp tay bị viêm nhiễm cũng gây tê bì tay chân, người bệnh cảm thấy tình trạng này càng thêm nghiêm trọng khi người bệnh nằm hoặc ngồi ở một tư thế trong thời gian dài.

-  Xơ vữa động mạch: đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng tê bì tay chân. Điều này xảy ra do các khối vật chất bất thường bám lên thành mạch gây xơ cứng, hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh

- Tiểu đường, bệnh thận cũng có gây ra những biểu hiện tê bì chân tay trong thời gian dài. 

2. Nguyên nhân khác

- Tuổi tác: tuổi càng cao, các cơ xương dần bị thoái hóa, khả năng dẫn truyền máu tới các chi không còn nhanh như trước nên gây ra hiện tượng tê bì chân tay cho người bệnh.

-   Sinh hoạt sai tư thế: một số tư thế trong sinh hoạt hàng ngày như: việc ngồi xổm, ngủ lệch về một bên,... trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến tay chân bị tê bì.

- Làm việc không khoa học: đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tê bì ở vùng chân tay. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh cần thay đổi tư thế làm việc thường xuyên, cứ mỗi  45 - 60 phút, bạn nên đứng lên đi lại, luyện tập cho tay chân.

- Chấn thương: những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã,..nếu không được điều trị triệt để, lâu dần cũng gây nên hiện tượng tê bì chân tay.

- Căng thẳng, mệt mỏi cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

-  Chế độ ăn uống thiếu chất có thể dẫn đến hiện tượng tê bì ở nhiều người.

-  Thời tiết thay đổi cũng ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, gây tê bì chân tay.

* Hiện tượng tê bì chân tay có nguy hiểm không?

Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu hiện tượng tê bì tay chân lặp lại thường xuyên, kèm với những triệu chứng dưới đây, bạn cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ chuyên môn:

- Chân tay bị tê rát, cảm giác bị châm chích, nóng do các rễ thần kinh đã bị tổn thương.

- Mất cảm giác ở các chi, hiện tượng tê tay chân để lâu có thể dẫn đến mất cảm giác ở chi.

- Chân, tay tê buốt, đau nhức, ban đầu thường xuất hiện ở một điểm sau đó, có thể lan sang các vùng khác gây khó khăn cho quá trình vận động.

- Tay, chân bị chuột rút, bắp tay, bắp chân bị co thắt đột ngột.

- Tê bì chân tay kèm theo triệu chứng hay quên, đau đầu, chóng mặt, có thể bị khó thở hoặc tê giật.

-  Mất kiểm soát các bộ phận như ruột và bàng quang.

Tê bì chân tay nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như teo cơ, bại liệt, thậm chí ảnh hưởng đến tim mạch, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu thường, nhồi máu cơ tim,...

Nguyễn Thị Ngọc Hân – TYT Tân Thạnh.