Truy cập nội dung luôn

=============Chi tiết tin

Bệnh Tê bì tay chân và các biện pháp điều trị và phòng ngừa
22/04/2024

Như chúng ta điều biết bệnh tê bì tay chân hiện nay không phải là một bệnh xa lạ, thỉnh thoảng hiếm gặp nữa mà là bệnh xuất hiện thường xuyên ở mọi lứa tuổi điều có thể mắc bệnh. Bệnh không còn xuất vào mùa lạnh như trước nữa mà xuất hiện ở bất kỳ mùa nào trong năm.

- Tê bì chân tay là hội chứng bệnh thần kinh phổ biến nhất, có thể bắt gặp ở bất kì ai dù là từ thanh thiếu niên hay những người cao tuổi và gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

- Tê tay là một trong những hiện tượng thường gặp nhất, cảm giác này xảy ra có thể do rễ thần kinh bị tác động, chèn ép lên hoặc chèn ép ở vị trí ngoại vi của dây thần kinh ví dụ như tại khuỷu hoặc cổ tay là 2 vị trí rất hay bị. Hiện tượng này có thể xảy ra sau khi lao động, làm việc quá sức hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu.

- Tê chân: có biểu hiện tê nhẹ như kim châm ở giai đoạn đầu, là cảm giác ngứa râm ran xuất hiện ở phần đùi, chân và từ mông xuống chân, ngón chân, hai lòng bàn chân, có thể tê một chân hoặc cả hai chân.

- Tê đầu ngón tay: dây thần kinh cảm giác của ngón tay được chia thành các rễ thần kinh từ tủy sống cổ và khi các dây thần kinh ở những bộ phận này bị tổn thương, bị viêm, khối u, bị chèn ép ở các vị trí khác nhau…

Nhân viên trạm y tế châm cứu cho bệnh nhân tê tay

*Đối tượng dễ mắc phải tình trạng tê tay chân

1. Người cao tuổi: đối tượng có nguy cơ cao nhất là những người già, vì ở người lớn tuổi, xương khớp sẽ lão hóa theo thời gian, dễ bị tổn thương.

2. Bệnh nhân rối loạn chuyển hóa: các bệnh rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, mỡ máu cao cũng là những nguyên nhân thường gặp gây nên chứng tê bì chân tay. Nguyên nhân là do ở nhóm bệnh này có sự tổn thương vi mạch dẫn tới tình trạng thiếu hụt máu cung cấp nuôi dưỡng dây thần kinh.

3. Phụ nữ sau sinh: Tê tay sau sinh cũng là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ sau khi sinh với biểu hiện là các ngón tay thi thoảng bị tê cứng, có thể kèm theo tê buốt, châm chích hoặc chuột rút.

*Triệu chứng thường gặp của tê bì tay chân

Các dấu hiệu khởi phát ban đầu của tê chân tay thường rất nhẹ: tê các đầu ngón tay, châm chích, dị cảm, kiến bò, chuột rút, nhức mỏi… Do đó mà người bệnh rất dễ chủ quan, không thăm khám sớm. Khi bệnh càng để lâu thì mức độ tê đau sẽ càng tăng, lúc này, các ngón tay bị tê nhức, tê buốt nhiều hơn, nhanh chóng lan cơn đau nhức xuống dọc cánh tay, cẳng tay gây khó cử động và cầm nắm. 

*Biện pháp phòng tránh

  • Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều thực phẩm lành mạnh, chứa nhiều chất dinh dưỡng, vi chất tốt cho cơ thể, hệ xương khớp, hệ thần kinh, máu như vitamin D, canxi, vitamin K…
  • Có kế hoạch tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, …
  • Sắp xếp hợp lý thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh ngồi lâu một vị trí, có thể đi lại khoảng 5-10 phút sau khi làm việc liên tục trong 1 – 2 giờ.
  • Các thực phẩm, đồ uống, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán… cần được hạn chế tối đa.
  • Luôn giữ cân nặng ở mức cân bằng, việc tăng cân quá mức có thể tạo áp lực lên cột sống dẫn đến thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… chèn ép lên rễ thần kinh gây tê tay chân.

*Điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền

- Ngâm sáp 1 ngày/1 lần, thời gian 10 phút.

- Điện châm kết hợp xông đèn hồng ngoại 1 ngày/1 lần , thời gian 20 phút.

+ Các huyệt vị điện châm: bát phong,bát tà,ngoại quan,hôp cóc,côn lôn,giải khuê,tam âm giao,…

*Dinh dưỡng cho người bị tê bì tay chân

Tình trạng cũng có thể là do thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu nên người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý kết hợp với việc điều trị tây y và đông y.

Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm canxi cho cơ thể bằng thực phẩm giàu canxi bao gồm: hải sản, chuối, sữa… giúp làm chậm lão hóa cơ xương khớp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ăn mặn vì sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa xương khớp.

Vì vậy, đừng chủ quan khi cơ thể mình đang cảnh báo, người bệnh nên sớm tìm hiểu về cách điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn sau này có thể xảy ra./.

Ys. Võ Liễu Điền – TYT xã Tân Thạnh