Truy cập nội dung luôn

=============Chi tiết tin

Các bệnh lý thường gặp trong thai kì
07/05/2024

 

1.TRẦM CẢM

   Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm nhất trong số căn bệnh mà sản phụ có thể gặp phải. Căn bệnh khiến cho sản phụ gầy yếu, kém sức sống, lạm dụng các chất kích thích thậm chí họ có thể tự tử. Thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng, sanh non và bị chậm phát triển về mọi mặt.

2. THIẾU MÁU

   Giai đoạn thai kì, nhu cầu sắt tăng cao ở phụ nữ mang thai tăng cao đó là nguyên nhân khiến nhiều người thiếu máu. Nếu tình trạng thiếu máu nghiêm trọng có thể khiến cho thai phụ dễ bị: sẩy thai, nhau bong non, cao huyết áp thai kì, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản....... Do đó các chị em nhớ bổ sung sắt cho cơ thể.

3. CẢM CÚM

Phụ nữ mang thai thường sức đề kháng  bị suy giảm dễ bị nhiễm siêu vi. Do đó khi bị cảm thai phụ nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, uống thêm nước ép hoa quả như: cam ép, nước chanh....để nâng cao sức đề kháng. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc cảm nếu không có chỉ định của bác sĩ vì nếu tự ý uống thuốc cảm có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ.

4.TÁO  BÓN

   Trong thời kì mangg thai các chị em ít vận độnghơn bình thường, nồng độ hormon progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột, và thai  nhi chèn ép lên đại tràng khiến  cho phân chậm di chuyển. Các loại thực phẩm  bổ dưỡng chứa sắt cũng gây nóng cho cơ thể. Từ đó, khiến nhiều sản phụ bị táo bón. Để giảm bớt nguy cơ táo bón các chị em nên uống nhiều nước ấm, nước ép, ăn nhiều rau quả.....vận động hợp lý.

5. CHUỘT RÚT

   Thường gặp ở bắp chân, bàn chân là do cơ  thể thai phụ thiếu canxi. Xoa nhẹ vùng bị chuột rút sẽ giúp các bả bầu cảm giác thoải mái hơn sau đó đi dạo để máu lưu thông tốt hơn. Cần bổ sung canxi vả vitamin D mỗi ngày  theo chỉ định của bác sĩ.

6. VIÊM NHIỄM ÂM ĐẠO

   Khoảng 70% phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm , trong đó có viêm nhiễm âm đạo . Căn bệnh tuy phổ biến nhưng nếu không chữa kịp thời trẻ sinh ra có nguy cơ nhẹ cân, suy dinh dưỡng nhiễm khuẩn  hoặc vi nấm.. đặc biệt là trẻ sinh thường dễ mắc.

7. TIỂU ĐƯỜNG THAI KÌ

   Tình trạng tiểu đường thai kì thường không có triệu chứng nên rất khó phát hiện và sẽ biến mất sau 6 tuần sau sinh. Tiểu đường thai kì được phát hiện khi khám thai định kì và thực hiện  xét nghiệm dung nạp đường ở tuần 24-28 tuần của thai kì. Thai phụ mắc bệnh tiểu đường có thể gia tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu sinh non, tăng huyết áp trong thai kì, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thân.

8. TIỀN SẢN GIẬT

   Đây là bệnh lý mà cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non, và suy dinh dưỡng ở trẻ. Bên cạnh đó còn có hậu quả  cho người mẹ như: tổn thương gan thận , rối loạn đông máu, rối loạn tâm thần... nếu không phát hiện sớm và điều trị kip thời./.

Ngô Thị Cẩm Nuôi - Khoa Phụ sản.