Truy cập nội dung luôn

=============Chi tiết tin

Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh và cách phòng ngừa
06/06/2024

1. Thế nào là tiền mãn kinh - mãn kinh?

Tiền mãn kinh là khoảng thời gian mà cơ thể bắt đầu quá trình chuyển đổi tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc của tuổi sinh sản ở nữ giới. Tiền mãn kinh cũng được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, lúc này cơ thể sẽ không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản. Thời kỳ này thường xảy ra ở độ tuổi 45-50, và có thể kéo dài 2-5 năm tùy từng người.

Mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của một người phụ nữ, xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, buồng trứng ngưng hoạt động và ngừng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

2. Những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

-  Kinh nguyệt không đều

-  Cơ thể nóng bừng hay bốc hỏa

-  Khô âm đạo

-  Nhiễm trùng đường tiểu

-  Giảm ham muốn

-  Đau nhức

-  Thay đổi cân nặng

-  Đau ngực

-  Loãng xương

-  Rối loạn giấc ngủ và ra mồ hôi trộm ban đêm

-  Tâm trạng thay đổi tiêu cực

-  Các loại ung thư sinh dục nữ

-  Giảm khả năng sinh sản

3. Phòng ngừa các rối loạn tiền mãn kinh - mãn kinh

Phương pháp phòng ngừa các rối loạn trong thời kỳ tiền mãn kinh & mãn kinh:

  • Nên có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn thích hợp để có tinh thần thư thái, bình ổn.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng ( vì có chứa nội tiết tố estrogen tự nhiên).

Ăn nhiều rau quả, đặc biệt là các sản phẩm từ đậu nành hoặc cỏ linh lăng

Axit béo có trong các loại quả, hạt, dầu cá...tốt cho những phụ nữ có làn da trở nên khô hoặc có dấu hiệu mỏi khớp. Các axit béo giúp tránh được tình trạng khô âm đạo và chứng nhiễm trùng đường tiểu, làm tăng thêm sự hưng phấn về mặt tinh thần và năng lượng sống cho cơ thể.

  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể.
  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần để có thể phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư./.

Trần Thị Huyền Trang - Khoa Phụ sản(Sưu tầm).