Truy cập nội dung luôn

=============Chi tiết tin

Té ngã ở người cao tuổi
07/05/2024

Té ngã là một tai nạn bất ngờ rất phổ biến ở người cao tuổi.

   Ở người ≥ 65 tuổi, ngã là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến chấn thương và là nguyên nhân đứng thứ bảy gây tử vong vì té ngã tiềm ẩn nhiều nguy cơ như gãy xương, vỡ đốt sống, chấn thương não…Dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

   Tại sao người cao tuổi hay bị ngã?

   Té ngã thường có nhiều yếu tố, do sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố sau:

  • Yếu tố nội tại:

Do chức năng của cơ quan vận động của người cao tuổi giảm đi rõ rệt. Cơ teo và yếu, bộ phận thần kinh kiểm soát dáng đi bị kém hoạt động nên kém phản ứng với các tình huống xảy ra trong sinh hoạt, dễ mất thăng bằng, sẽ càng nặng nề hơn khi người cao tuổi giảm thị lực.

Người cao tuổi mất các bệnh mạn tính liên quan đến vận động: thoái hóa khớp, viêm khớp… làm cho việc đi lại khó khăn và dễ bị ngã hơn.

  • Yếu tố bên ngoài:

Môi trường đòi hỏi sự kiểm soát và sự di chuyển của cơ thể nhiều hơn (ví dụ như khi đi trên bề mặt trơn trượt) và khi môi trường không quen thuộc (ví dụ khi di chuyển đến nhà mới).

  • Các yếu tố về hoàn cảnh:

+ Vừa đi vừa nói chuyện.

+ Vội vã nghe điện thoại.

+ Vội vã đi vệ sinh nhất là vào ban đêm, chưa tỉnh táo hoặc ánh sáng không đủ.

+ Bị phân tâm vì làm nhiều việc cùng một lúc.

+ Say rượu.

  •  

  Té ngã và những hệ lụy

   Người cao tuổi có hệ miễn dịch yếu và thường có nhiều bệnh lý khác kèm theo, do đó các chấn thương do té ngã thường khó hồi phục hơn so với các lứa tuổi khác.

   Tùy vào mức độ, các chấn thương do té ngã có khả năng làm mất chức năng vận động, khiến người bệnh phải phụ thuộc vào người chăm sóc, gây tốn kém cho việc điều trị, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

   Làm gì để phòng tránh té ngã ở người cao tuổi?

   Người thân trong gia đình cần chú ý các biện pháp giúp hạn chế nguy cơ té ngã cho người cao tuổi như sau:

-Bố trí đồ đạc gọn gàng, hợp lý.-Chóng trơn nền nhà và đặt thảm tại những nơi trơn, ướt trong nhà vệ sinh để phòng bị trợt.

-Bố trí nhà vệ sinh gần phòng ngủ.

-Đảm bảo trong nhà đủ ánh sáng, thêm đèn ở những chỗ đi lại bị tối.

-Không thả súc vật như chó, mèo trong nhà.

-Tránh để trẻ em nô đùa xô đụng người già ngã.

-Giày dép phải vừa chân, đế thấp, nhẹ, mềm và dễ xỏ vào chân.

-Nên có dụng cụ trợ giúp khi đi lại như gậy, ba toong, ghế đi./.

Nguyễn Ngọc Thảo My - Khoa CC - NTH.