Truy cập nội dung luôn

=============Chi tiết tin

Tiếp nhận và xử lý bệnh nhân bị dị vật
07/05/2024

 

Trung tâm Y Tế Tân Phú Đông vừa tiến hành thủ thuật loại bỏ cọng que dừa đã đâm vào mu bàn chân phải của bệnh nhân

Bệnh nhân L.T.C 61 tuổi địa chỉ : xã tân Thới - huyện Tân Phú Đông - tỉnh Tiền Giang cho biết: trong quá trình lao động bệnh nhân bị cọng que dừa đâm vào mu bàn chân phải gây chảy máu. Bệnh nhân có đi khám tại trạm Y Tế và được hướng dẫn chuyển đến Trung Tâm Y Tế  huyện Tân Phú Đông

Sau khi bệnh nhân đến khám tại Khoa Cấp Cứu - Nội Tổng Hợp Trung Tâm Y Tế huyện Tân Phú Đông kết quả ghi nhận được là bệnh nhân bị một dị vật đâm xuyên vào mu bàn chân phải, gây sưng đau, rách cơ và có chỉ định thủ thuật để lấy dị vật

Bác sĩ và các điều dưỡng đã tiến hành thủ thuật: sau khi tiêm thuốc tê vào vết thương, bác sĩ sẽ phải mở rộng vết thương để loại bỏ dị vật ra và tìm lấy được một dị vật là một cong que dừa dài khoảng 2cm, đường kính 2mm. Ngay sau đó bệnh nhân đã được bác sĩ hướng dẫn tiêm ngừa uốn ván và rửa vết thương tại trạm Y Tế

Hầu hết các người dân thường chủ quan khi bị các dị vật như mảnh gỗ/thủy tinh/đá/xương... nhỏ "cắm" vào da (dân gian thường gọi là "dằm") và chỉ đến bệnh viện khi đã bị nhiễm trùng, sưng đau, hoặc nặng hơn. Nếu tự xử lý hoặc không xử lý gì dị vật, ngoài khả năng bị nhiễm trùng, người dân còn có nguy cơ bị mắc bệnh uốn ván rất nguy hiểm.

Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo: khi bị các vật nhọn đâm vào da thì nên rửa vết thương dưới dòng nước sạch, loại bỏ các bụi bẩn và mảnh vụn ở vết thương; không nên cố rút vật nhọn ra nếu nó đã cắm sâu vào da, điều này có thể khiến vết thương trầm trọng hơn và dẫn tới chảy máu; dùng khăn sạch băng vết thương lại và đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và loại bỏ dị vật một cách an toàn trong thời gian sớm nhất và tiêm ngừa uốn ván kịp thời nhằm tránh các biến chứng không cần thiết./.

Trần Thị Tuyết Ngân - Khoa CC - NTH.