Truy cập nội dung luôn

=============Chi tiết tin

Vitamin và nhu cầu cần thiết cho cơ thể
27/06/2024

Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Vitamin tồn tại trong cơ thể với một lượng nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể.

Vitamin được chia làm 2 loại. Loại vitamin tan trong nước và loại vitamin tan trong lipid.

Loại vitamin tan trong nước gồm: Vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin PP, vitamin B6, viatmin B12, viatmin B7, viatmin B9, viatmin B5.

Loại vitamin tan trong lipid gồm: Vitamin A, vitamin D, vitamin E, vitamin K, vitamin F.

Bảng tổng hợp một số vitamin cần thiết cho cơ thể

Loại vitamin

Tên vitamin

Chức năng

Nhu cầu cần thiết

cho cơ thể

Tan trong nước

Vitamin C

Tạo ra chất dẫn truyền thần kinh. Collagen, Protein.

Khoảng 70-80mg/ngày

Vitamin B1

Giúp cơ thể chuyển đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng

- Người lớn là 1-3mg/ngày

- Trẻ em là 0.5-2mg/ngày

Vitamin B2

Là khoáng chất cần thiết cho sản xuất năng lượng, có chức năng tế bào và chuyển hóa chất béo.

Khoảng 2-3mg/ngày

Vitamin PP

Giúp điều chỉnh hàm lượng cholesterol, cải thiện tình trạng rối loạn hô hấp và mạch máu, hỗ trợ hiệu quả cho việc lưu thông máu và chức năng của não bộ

Khoảng 15-25mg/ngày

Vitamin B6

Giúp cơ thể giải phóng đường từ carbohydrate dự trữ để lấy năng lượng và tạo ra các tế bào hồng cầu.

-Người lớn:1.5-2.8mg/ngày

-Trẻ em: 0.5-2mg/ngày

Vitamin B12

Cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu và hệ thống thần kinh, chức năng não thích hợp

Khoảng 2,4mcg/ngày

Vitamin B7

Đóng vai trò trong quá trình chuyển hóa axit béo, axit amin và glucose.

-Người lớn: 30mcg/ngày

-Trẻ em: 5-20mcg/ngày tùy độ tuổi

Vitamin B9

Quan trọng đối với sự phân chia tế bào thích hợp.

-Trẻ sơ sinh đến 8 tuổi: 65-200mcg/ngày

-Từ 9 trở lên: 300-400mcg/ngày

- Phụ nữ mang thai và cho con bú:500-800mcg/ngày

Vitamin B5

 Đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất béo.

Trẻ em: 2 - 4mg/ngày.

Người lớn từ 14 tuổi trở lên: 5mg/ngày.

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú:6-7mg/ngày.

 

Tan trong lipid

Vitamin A

Duy trì chức năng của biểu mô (da, niêm mạc đường hô hấp, ruột, bàng quang, vùng tai trong và mắt), hỗ trợ thay thế tế bào da, hỗ trợ thị giác trong những môi trường thiếu ánh sáng, duy trì hệ miễn dịch tốt, hỗ trợ sự phát triển và sinh sản.

Người trưởng thành:700-900 mcg/ngày

Vitamin D

Giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thụ Canxi và phát triển xương.

 

Người lớn:10-20mg/ngày

Trẻ em dưới 30 tháng:20-40mg/ngày

Vitamin E

Giúp tăng cường khả năng miễn dịch, hoạt động như một chất chống oxi hóa, tái tạo tế bào cực tốt.

Người lớn cần khoảng 20mg/ngày

Vitamin K

Cần thiết cho quá trình đông máu và phát triển xương. Thiếu Vitamin K, cơ thể không thể đông máu.

Người lớn cần khoảng 0.2-0.3mg/ngày

Vitamin F

 

Duy trì các hoạt động cho não, tim, hoocmon, hệ miễn dịch cũng như là sức đề kháng cho da.

Cơ thể người lớn nên tiêu thụ:

1.1 - 1.6 gram ALA và

  11-16 g LA mỗi ngày

 

 

  • Vitamin B1 có nhiều trong  cám gạo, ngô, lúa mì, gan, thận, tim, não, nhất là ở nấm men.
  • Vitamin B2 có nhiều trong nấm men, đậu, thịt, sữa, gan, trứng.
  • Vitamin PP có nhiều trong gan, thịt nạc, tim, đặc biệt  là nấm men.
  • Vitamin B6 có nhiều trong nấm men, trứng, gan, hạt ngũ cốc, rau quả ...
  • Vitamin B12 có nhiều trong thịt gia cầm, cá và các sản phẩm từ sữa.
  • Vitamin B7 có nhiều trong quả óc chó, đậu phộng, ngũ cốc, sữa và lòng đỏ trứng.
  • Vitamin B9 có nhiều trong măng tây, bông cải xanh,củ cải, men làm bia và các loại đậu.
  •  Vitamin B5 có nhiều trong sữa chua, thịt gà, sữa, và các loại đậu
  • Vitamin C có nhiều trong các loại rau quả tươi, nhất là trong các loại quả có múi như cam, chanh, bưởi
  • Vitamin A có nhiều trong dầu cá, lòng đỏ trứng, củ cà rốt, quả cà chua, quả gấc, quả đu đủ…
  • Vitamin D có nhiều trong dầu cá, mỡ bò, lòng đỏ trứng.
  • Vitamin E có nhiều ở các loại rau xanh, nhất là xà lách, ở hạt ngũ cốc, dầu thực vật, gan bò, lòng đỏ trứng, mầm hạt hoà thảo ..
  • Vitamin K có nhiều trong bắp cải, rau má, cà chua, đậu, ngũ cốc, lòng đỏ trứng, thịt bò ...
  • Vitamin F có nhiều trong các loại dầu thực vật.

Để cơ thể được hấp thu vitamin tốt nhất thì việc nên uống vitamin vào thời gian trong ngày cũng vô cùng quan trọng. Thời gian để hấp thụ vitamin trong tan nước  tốt nhất chính là khi dạ dày rỗng. Vì thế, bạn nên uống vào buổi sáng, trước bữa ăn khoảng 30 phút hoặc sau khi ăn từ 2 đến 3 giờ. Những loại vitamin tan trong dầu bao gồm vitamin D, A, E, K. Thời gian uống tốt nhất là sau bữa ăn, bởi khi hấp thụ, các vitamin này sẽ đi vào mạch máu và thực hiện đúng chức năng của mình./.

Lê Thị Ngọc Bích- Khoa dược