Truy cập nội dung luôn

=============Chi tiết tin

Tác dụng của xoa bóp trong điều trị bệnh
27/03/2024

Theo y học cổ truyền, xoa bóp có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thư cân hoãn cấp, điều lợi cốt tiết, điều lý trường vị, tuyên phế hóa đàm, dùng để cấp cứu tỉnh thần, làm đẹp chống lão hóa, dưỡng sinh và có thể thay thế châm cứu cũng như phương pháp dùng thuốc trong việc điều trị một số bệnh.

Xoa bóp tức là dùng sự khéo léo và sức mạnh chủ yếu của đôi bàn tay tác động lên cơ thể của người được xoa bóp một lực thích hợp tạo cho người được xoa bóp cảm giác sảng khoái nhằm làm dịu đi chứng đau mỏi của cơ, khớp, thần kinh,...

Hiện  nay xoa bóp bao gồm 03 loại hình chính là xoa bóp điều trị bệnh, xoa bóp phòng bệnh nâng cao sức khỏe và xoa bóp thẩm mỹ.

- Tác dụng với da:

Da là cơ quan nhận cảm, vì vậy khi xoa bóp có tác dụng trực tiếp đến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân

Khi xoa bóp, lớp sừng của biểu bì da được bong ra làm cho hô hấp của da được tốt hơn.

Mặt khác tăng cường chức năng của tuyến mỡ, tuyến mồ hôi nên sự đào thải các chất cặn bã qua tuyến mồ hôi được tốt hơn.

Xoa bóp làm cho mạch máu giãn ra, tăng cường tuần hoàn động mạch và tĩnh mạch, có lợi cho việc dinh dưỡng ở da, làm cho da co dãn tốt, da bóng đẹp và min màng, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ cơ thể của da.

- Tác dụng với hệ thần kinh:

Xoa bóp có ảnh hưởng lớn đói với hệ thần kinh thực vật qua đó gây nên những thay đổi trong 1 số tạng và mạch máu.

Xoa bóp vùng quanh rốn và thượng vị ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa,tăng cường nhu động dạ dày, ruột giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi chướng bụng sau ăn.

- Tác dụng với cơ, gân, khớp:

Xoa bóp có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng năng lực làm việc, sức bền của cơ và phục hồi sức khỏe cho cơ. Xoa bóp có thể giải quyết accs chứng phù nề có cứng và đau cơ khi cơ làm việc quá sức. Ngoài ra, còn có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ, vì vậy xoa bóp chữa teo cơ rất tốt.

Đối với gân khớp: xoa bóp tăng tính co dãn, tính hoạt động của gân, dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong cơ khớp và tuần hoàn quanh khớp. Có kết quả rất tốt trong điều trị bệnh khớp.

- Tác dụng với hệ tuần hoàn

Đối với huyết mạch: xoa bóp làm giãn mạch, trực tiếp đẩy máu về tim, do đó vùa làm giảm gánh nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn

Đối với người huyết áp cao ít tập luyện, xoa bóp có thể làm hạ huyết áp

Khi xoa bóp, số lượng hồng cầu và tiểu cầu tăng, làm tăng khả năng phòng vệ của cơ thể trước tác nhân gây bệnh bên ngoài.

- Tác dụng với hệ bạch huyết

Xoa bóp giúp cho việc vận chuyển bạch huyết được tăng cường. Dòng máu và bạch huyết tăng lên, tạo điều kiện giảm hiện tượng ngưng trệ và sự tiết dịch ở vùng khớp nên có tác dụng giảm sưng và phù nề.

 - Tác dụng đối với các chức năng:

+ Đối với hô hấp: khi xoa bóp thở sâu, có thể trực tiếp kích thích vào thành ngực và phản xạ thần kinh, dùng để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở.

+ Đối với tiêu hóa: có tác dụng tăng cường nhu động dạ dày, ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa khi chức năng tiết dịch tiêu hóa kém, dùng kich thích mạnh để tăng tiết dịch

+ Đối với quá trình trao đổi chất: Xoa bóp làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra nhưng không làm tahy đổi nồng độ acid trong máu, Xoa bóp toàn thân có thể tăng nhu cầu về dưỡng khí 10-18%./.

Nguyễn Trí Thanh - Khoa Khám bệnh.